Theo thống kê, cứ mỗi năm trên thế giới lại có tới 22 triệu trẻ sinh ra đời ở tình trạng nhẹ cân (có trọng lượng dưới 2.500 gram). Trong đó, 2/3 số trẻ này là trẻ sinh non (ít hơn 37 tuần tuổi). Riêng tại Việt Nam, cứ 1,2 triệu trẻ ra đời thì có tới hơn 100 ngàn trẻ bị sinh non.
Trẻ sinh non và nhẹ cân cần một giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt
Tại sao trẻ sinh non?
Tỉ lệ trẻ sinh non ngày càng tăng trong hai thập niên qua, bà Jacqueline Jone Wessel (chuyên gia dinh dưỡng sơ sinh) đến từ Bệnh viện Nhi Khoa Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ cho biết tại hội thảo “Dinh dưỡng chuyên biệt cải thiện sức khỏe trẻ sinh non và nhẹ cân” vừa diễn ra tại TP.HCM do Hội Nhi khoa Việt Nam tổ chức.
Tình trạng sinh non có thể do người mẹ bị tiền căn sinh non, tiền căn nạo thai, sảy thai, tử cung dị dạng hoặc tử cung kém phát triển hoặc do thai bị vỡ ối non, đa ối, viêm màng ối do nhiễm trùng… Ngoài ra, các yếu tố khác như: bà mẹ làm việc quá sức, sống trong môi trường độc hại, dinh dưỡng kém: mẹ có cân nặng trước sinh 40kg; mẹ quá trẻ (dưới 20 tuổi), hoặc lớn tuổi (trên 40 tuổi); mẹ hút thuốc lá, thường xuyên bị căng thẳng… cũng là những nguyên nhân quan trọng gây sinh non.
Trẻ sinh non không được hưởng những chất dinh dưỡng trong ba tháng cuối của thai kỳ (giai đoạn giúp trẻ tăng trưởng cân nặng nhanh nhất) nên sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Chế độ dinh dưỡng sơ sinh kém sẽ dẫn tới sự tăng cân và phát triển chậm. Đây là những yếu tố cũng như nguyên nhân dẫn đến tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Trẻ sinh non có thể phát triển chậm so với trẻ khác đến ba năm và cũng thường có vấn đề trong việc học và ứng xử khi trẻ đến trường.
Cần một giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt
Dựa vào tuổi thai, cân nặng lúc mới sinh, điều kiện chăm sóc y tế, trẻ sơ sinh cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tại những thời điểm khác nhau (từ lúc sinh cho tới khi xuất viện). Chẳng hạn, trẻ sinh non có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, phát triển chậm hơn trẻ sinh thường ở cùng độ tuổi, thiếu hụt chất đạm và năng lượng, chức năng chống oxy hóa giảm, thiếu chất sắt, thiếu hụt kẽm. Thế nhưng, khi xuất viện, trẻ sinh non thường được chăm sóc bằng sữa bột dành cho trẻ sinh thường. Tuy nhiên, những loại sữa này không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ sinh non để phát triển nhanh và bắt kịp trẻ sinh thường. Sữa bột cũng không thích hợp với hệ tiêu hóa còn yếu của trẻ sinh non.
Vì vậy, sữa mẹ là dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ sinh đủ tháng và rất thích hợp cho một số trẻ sinh non bởi thành phần dưỡng chất rất dễ tiêu hóa, chứa nhiều yếu tố miễn dịch giúp trẻ chống chọi với các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, hàm lượng các chất thiết yếu như: đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng trong sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu cho tốc độ phát triển “bắt kịp” của trẻ sinh non.
Các tổ chức y tế thế giới đưa ra khuyến cáo sữa mẹ và đặc biệt sữa mẹ được làm giàu dưỡng chất (Forti- fied Human Milk) là lựa chọn tốt nhất cho trẻ sinh non. Nếu không có sữa mẹ, các bà mẹ nên dùng sữa dành cho trẻ non tháng. Công thức dinh dưỡng mới cho trẻ sinh non và nhẹ cân của Abbott đã được sử dụng rộng rãi trên 30 năm và được hỗ trợ bởi các chứng cứ lâm sàng từ hơn 50 thành tựu nghiên cứu khoa học. Các nghiên cứu này không chỉ tập trung vào sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà còn vào khả năng hấp thụ những chất dinh dưỡng trong công thức sữa của trẻ – TS. Pamela Price thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học Dinh dưỡng Nhi khoa, Viện Dinh dưỡng Abbott, Hoa Kỳ, cho biết thêm.
Khi trẻ sinh non hay nhẹ cân xuất viện, nếu được chăm sóc đúng cách, tức là trẻ nhận được chế độ chăm sóc với những dưỡng chất đặc biệt, công thức dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ trong năm đầu đời, trẻ sẽ giảm thiểu được nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng và sẽ bắt kịp với đà tăng trưởng của các trẻ sinh thường khác.
Theo Meyeucon