Thuốc quý từ củ kiệu - Chợ thông tin Đông y Việt Nam
Trở lại   Chợ thông tin Đông y Việt Nam > ĐÔNG Y VIỆT NAM > Bài Thuốc Cổ Truyền

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 21-08-2012, 09:45 AM
hlco hlco đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 4
Mặc định Thuốc quý từ củ kiệu

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Kiệu là loại cây thảo, thân hành mầu trắng, có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài. Theo đông y, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm; vào ba kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng lý khí, chống tức ngực, thông dương khí, tán uất kết, kiện vị, tiêu thực.



Chủ trị tức ngực, khó chịu ở vùng dạ dày, nôn mửa, kiết lỵ, ung nhọt lở loét, ....



- Liều dùng: 5-10g khô (tươi 30-60g), sắc hoặc tán bột, làm viên uống. Dùng ngoài giã đắp hoặc vắt lấy nước bôi.



- Kiêng kỵ: Người phát nóng do "khí hư" hoặc "âm hư", mồ hôi ra nhiều, đầu đau không nên dùng độc vị. Kiệu có tính hoạt lợi, không bị tích trệ cũng không nên dùng.



Một số bài thuốc có sử dụng củ kiệu:



- Chữa tỵ uyên (viêm mũi mạn tính): Dùng củ kiệu 9g, tân di hoa 6g, mộc qua 9g; nấu nước uống trong ngày.



- Qua lâu giới bạch bạch tửu thang: Dùng qua lâu 1 trái (giã nát), giới bạch 15g, rượu trắng 100 ml, nước 500 ml, cùng sắc uống. Sắc lấy 200 ml dịch thuốc, chia ra uống dần; uống ấm - nếu nguội cần hâm lại. Tác dụng: Chữa chứng tức ngực, đau thắt tim, suyễn thở do hàn đàm ứ đọng gây nên.



- Chỉ thực giới bạch quế chi thang: Chỉ thực 4 trái, hậu phác 12g, giới bạch 15g, quế chi 9g, qua lâu 1 trái (giã nát). Năm vị đem sắc-với 100 ml nước. Đầu tiên nấu chỉ thực và hậu phác, sắc lấy 500ml dịch thuốc, bỏ bã, sau đó cho các vị thuốc còn lại vào, nấu nhỏ lửa thêm 20-30 phút là được. Chia ra 3 lần uống trong ngày, uống ấm. Tác dụng: Chữa tức ngực, đau tức ở vùng tim.



- Chữa đau thắt tim: Dùng củ kiệu 9g, qua lâu 18g, đan sâm 9g, khương hoàng 9g, ngũ linh chi 9g, quế chi 6g, đào nhân 9g, hồng hoa 9g, viễn chí 9g, trầm hương bột 3g (hòa vào sau). Sắc nước uống trong ngày.



- Chữa kiết lỵ, ỉa chảy, mót rặn: Dùng củ kiệu 9g, sài hồ 9g, bạch thược 12g, chỉ thực 6g, cam thảo 4g. Sắc nước uống.



- Chữa xích lỵ - đi lỵ phân lẫn máu: Dùng củ kiệu 12g, hoàng bá 6g, sắc nước uống. Hoặc dùng kiệu 1 nắm, thái nhỏ, nấu cháo ăn.



- Chữa ỉa chảy, nôn khan không ngừng: Dùng kiệu 1 nắm, nước 500ml, sắc cạn còn một nửa, chia thành nhiều lần uống.



- Chữa hôn mê do trúng khí độc: Dùng kiệu giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào mũi.



- Chữa lở ngứa: Dùng lá kiệu nấu nước rửa, hoặc giã nát đắp lên chỗ da bị bệnh.



- Chữa bỏng: Dùng kiệu giã nhỏ, hòa với mật ong, vắt lấy nước bôi vào chỗ bị bỏng, giúp da chóng lành.



- Chữa hóc xương cá: Dùng kiệu 1 nhúm, nhai nát, cuốn một đầu sợi dây nhỏ vào trong, nuốt đến chỗ xương bị hóc, cầm đầu dây kéo ra từ từ.



Được đăng bởi Nguyễn Văn Tâm @ 2:18 SA Đã có 0 phản hồi

CÂY SẢ



LÀ VỊ THUỐC





Sả thường được dùng để chữa các chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, trẻ con kinh phong, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6-12g.



Sả là loại gia vị thông dụng để tạo mùi thơm, kích thích tiêu hóa. Lá sả có mùi thơm đặc biệt, trừ được ruồi muỗi, rắn rết. Lá sả đun nước gội đầu, vừa thơm vừa mượt lại giúp phòng bệnh mùa lạnh, ít rụng tóc.



Sách xưa gọi sả là xương mao và ghi: xương mao vị cay, tính ấm, giúp tiêu hóa, thông khí khỏi nôn (chỉ ẩu), tiêu đờm, sát trùng, giảm đau, trấn kinh, trừ phong, lợi tiểu.



Sả dùng ngoài thì có tác dụng sát trùng, tinh dầu sả luôn có giá trị trong xuất khẩu.



Bài thuốc:



1 - Trẻ em mụn nhọt, lở ngứa: Nấu nước lá sả tắm hằng ngày (kinh nghiệm dân gian).



2 - Cảm cúm: Nồi nước xông gồm lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi. Trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền).



3 - Hai chân tự nhiên phù: Củ sả 12g, lá và bông mã đề 12g, nấu kỹ uống thay nước chè (kinh nghiệm dân gian).



4 - Có thai hay nôn ọe: Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày (kinh nghiệm dân gian).



5 - Nhức đầu do thời tiết: Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu (thiếu một thứ cũng được), thêm 3-4 củ tỏi, nấu nước xông.



6 - Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh (kèm theo nóng rét, nhức đầu, sôi bụng...): Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng (trẻ em thì chia uống làm 2-3 lần). Nếu không đỡ thì thêm 15g tía tô, rất hiệu nghiệm.



Được đăng bởi Nguyễn Văn Tâm @ 2:15 SA Đã có 0 phản hồi

CÁ CHẠCH



CHỮA BỆNH GAN



Đông y cho rằng cá chạch có tác dụng bổ khí huyết, chống lão suy, tráng dương, thanh nhiệt. Nó được dùng chữa nhiều bệnh, nhất là các bệnh về gan mật.

Chạch có đến 17 axid-amin thiết yếu, phần lớn dễ hấp thụ. Nó được xếp vào thực phẩm màu đen có nhiều công dụng chống ôxy hóa. Nhớt của chạch có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn mạnh. Một số công dụng của chạch trong phòng, chữa bệnh:

Viêm gan cấp: Chạch sấy khô gần như than, nghiền bột. Mỗi lần uống 15 g. Ngày 3 lần sau bữa ăn. Trẻ em dùng liều 1/2.

Viêm gan mạn: Chạch 150 g (bỏ ruột, xương) thái mỏng. Mộc nhĩ đen 2,5 g, rau kim châm 15 g. Tất cả nấu chín. Ăn nóng chia 2 lần trong ngày.



Viêm gan vàng da: Chạch 5 con, đậu phụ một miếng, hầm chạch với đậu phụ cho nhừ. Ngày ăn 2 lần.

Ung thư gan: Chạch 500 g, thịt lợn nạc 160 g, nhau thai một cái, đông trùng hạ thảo 40 g, trần bì 10 g, ít nước. Chạch làm sạch nhớt, bỏ đầu rửa sạch cho dầu vào rán vàng rồi vớt ra. Các thứ còn lại đều rửa sạch, đun nước sôi rồi bỏ vào. Đun sôi lại, hầm vài tiếng, nêm muối. Món này có tác dụng kiện tỳ, khai vị, bổ can thận, ích âm, lợi khí; thích hợp với người bị ung thư gan, gầy yếu mệt mỏi, đuối sức, ăn kém, ngại nói, đau lưng, mỏi gối...



Cháo chạch chống lão suy: Chạch tươi 300-500 g. Gạo tẻ 300 g. Cháo sắp được cho chạch đã được ướp và xào sẵn vào cháo. Nấu tiếp cho chín. Khi ăn cho gia vị, thơm, tiêu.

Canh chạch tráng dương: Lấy 5-6 con chạch loại to vừa, tươi sống. Làm sạch nhớt, bỏ ruột, róc xương! Đổ dầu rán mềm xương rồi cho thịt chạch vào rán để khử bớt nước. Nên dùng ít dầu để khử tanh. Thêm 300 ml rượu hoặc 600 ml nước. Vài lát gừng. Dùng lửa nhỏ đun lâu đến lúc nước thang có màu trắng sữa và còn lại 1/2 là được. Bỏ lớp dầu trắng sữa, phần nước và thịt còn lại cho muối vừa ý, ăn cái và nước canh thang. Thang canh này dùng tốt cho người kém ăn, xanh xao, thiếu máu, nghiện rượu, bệnh gan, suy nhược thần kinh và thể lực.



Cháo chạch chữa nam giới liệt dương, nữ giới đới hạ: Chạch 250 g, nhục quế và phụ phiến 10 g, gừng tươi 5 lát. Gạo tẻ lùn 100 g. Muối tinh vừa đủ. Cho quế phụ vào túi vải đổ nước, nấu lấy nước bỏ bã. Chạch làm sạch nhớt, bỏ đầu ruột, lọc lấy thịt. Nấu cháo bằng nước thuốc và chạch. Cháo chín cho gừng, muối nấu sôi lại. Ăn nóng (thận trọng tìm mua phụ phiến tốt, bào chế đúng cách để tránh ngộ độc).



Chạch hầm lạc chữa suy nhược, thiếu máu: Dùng chạch 250g, thịt lợn nạc 50 g, lạc nhân 100 g, gừng 5 g, tiêu bột 5 g, nước 200 ml. Rán qua chạch, cho nước, thịt, gừng đun to lửa 10 phút rồi hầm nhừ thịt đến khi nước còn 1/2. Nêm gia vị.



Chạch với tỏi chữa phù thũng: Dùng chạch (hết nhớt, bỏ xương) với tỏi lượng vừa ăn, xào nấu không dùng muối. Ăn liền 2-3 ngày.



Canh chạch chữa tiêu khát (tiểu đường): Chạch (làm sạch hết nhớt, bỏ xương, ruột) nấu canh với lá sen non (chưa hoặc mới nở) lượng tùy ý. Hoặc: Chạch 10 con (làm sạch nhớt, bỏ xương, ruột) lá sen khô và đủ. Chạch phơi chỗ mát (âm can) cho khô. Bỏ đầu đuôi, đốt thành than. Lá sen tán bột. Trộn hai thứ với nhau. Mỗi lần dùng 10 g. Ngày 3 lần. Uống với nước

Canh chạch thanh nhiệt giải độc, trừ mẩn ngứa: Chạch 30 g (bỏ ruột), giun đất khô 10 g, rau sam 50 g sắc nước uống bỏ bã. Ngày 1 lần. Hoặc: Chạch 30 g, đại táo 15 g, gia vị vừa đủ. Nấu canh ăn ngày một thang, liền 10 ngày.



Chữa búi trĩ chảy xuống, đau đớn: Cá chạch 100 g làm sạch (hết nhớt) bỏ ruột, xương cho vào nồi, 30 g hoàng kỳ, một chén rượu gạo. Nước vừa đủ nấu chín ăn.



Chạch chữa mồ hôi trộm: Chạch 250 g, rượu gạo, lượng vừa đủ, chạch làm hết nhớt, bỏ ruột, xương, nấu với rượu cho chín để ăn. Với trẻ em: Chạch 90-120 g làm sạch nhớt, bỏ ruột, rán vàng rồi cho vào một bát rưỡi nước, ít muối vào nấu thành canh. Ngày ăn một lần. Ăn liền 3 ngày.



(Theo_24h)
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.