Mẹ Tim Aline của Nhà May Mắn - Chợ thông tin Đông y Việt Nam
Trở lại   Chợ thông tin Đông y Việt Nam > KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ > Quảng cáo - rao vặt - mua bán khác

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 05-07-2022, 10:21 AM
rickyson280287@gmail.com rickyson280287@gmail.com đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2016
Bài gửi: 739
Mặc định Mẹ Tim Aline của Nhà May Mắn

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hiện nay, Nhà May Mắn đang có hơn 400 thành viên sống và sinh hoạt ở các cơ sở. Ảnh: Nhà May Mắn cung cấp
Tham khảo : Nhan may gia cong thu nhoi bong Nhà May Mắn

Hoàng Nữ Ngọc Tim là tên Việt Nam của Aline Rebeaud. Năm 1993, sau hành trình 1 năm từ quê hương Genève (Thụy Sĩ), Tim, khi ấy 20 tuổi, đi qua Bắc Âu, Liên Xô, Mông Cổ, Trung Quốc rồi đến Việt Nam. 25 năm qua, Việt Nam, hay nói chính xác hơn là những người thiếu may mắn ở đất nước này đã giữ chặt đôi chân của cô họa sĩ xinh đẹp. “Nhà May Mắn” (Maison Chance) – nơi Tim và những người mồ côi, khuyết tật từ nhẹ đến liệt tứ chi cùng sống với nhau dưới 1 mái nhà, cùng trao nhau cơ hội để sống 1 cuộc đời đúng nghĩa!

Tim không bỏ rơi ai

Tim hẹn gặp tôi vào đầu giờ chiều 1 ngày cuối tuần. Tôi đến hơi sớm. Lý – nhân viên trực văn phòng tại Trung tâm Chắp Cánh (1 trong 4 cơ sở của Nhà May Mắn – PV) – dẫn tôi tham quan các phòng đào tạo nghề. “Các bạn làm nghề may thực hiện thú nhồi bông, hàng được xuất đi nước ngoài. Khu vực làm đá mỹ nghệ hoạt động hết công suất vào trước tết nên giờ cả người và máy đang được bảo trì. Đây là phòng vẽ tranh, nghề đầu tiên của Nhà May Mắn…” – Lý giới thiệu.

Chúng tôi dừng lại lâu hơn ở phòng Vật lý trị liệu. 4 nhân viên đang giúp 4 thành viên của Nhà May Mắn vận động các cơ, kiên trì, tỉ mỉ từng động tác. Người đàn ông với nước da trắng trẻo, hồng hào, miệng cười tươi, chào tôi bằng giọng miền Trung. Anh là Trần Văn Thắng, quê Nghệ An. Cách đây 23 năm, khi anh 26 tuổi, trong lúc làm thuê cho 1 trang trại ở Sông Bé (Bình Phước ngày nay – PV), anh bị té, gãy đốt sống cổ C6, C7 nên liệt tứ chi.

“Mấy anh em đưa tôi lên Sài Gòn chữa trị. Tôi nằm ở bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. Nhà nghèo quá, tôi không dám cho cha mẹ biết nên việc chăm sóc cho tôi chỉ có mấy bạn làm chung. Các anh bận thì mình tôi xoay xở. Mà cũng chẳng xoay xở được gì, liệt cả tay cả chân rồi mà” – anh Thắng nhớ lại.

Rồi anh gặp Tim, khi cô đến bệnh viện chăm người ốm, đa phần bị liệt giống như Thắng. Thấy anh không có người thân, bệnh viện giới thiệu anh cho Tim. Anh Thắng kể: “Tim hỏi tôi muốn về Nhà May Mắn với cô ấy không? Ở đó có những người giống như tôi, cùng cưu mang, chăm sóc nhau. Tôi nghĩ đời mình hết rồi, có người kêu đi như vậy thì chẳng có lý do gì để từ chối”.

Ngày anh xuất viện, Tim đón anh, đưa về Nhà May Mắn ở gần nghĩa trang Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân, TPHCM). Anh bảo: “Nhà lúc ấy đã có một số anh chị em giống như tôi. Mọi người ngồi xe lăn, ra tận cổng đón tôi. Nhà lợp cỏ tranh được Tim sửa sang lại từ 1 chuồng heo lâu năm. Khu vệ sinh, tắm rửa, ăn uống cách chỗ ngủ 1 đoạn. Những người khỏe mạnh sẽ hỗ trợ những người yếu hơn, ai tự đi tắm rửa, vệ sinh được thì tự đi, như tôi phải có người giúp.

Tim khi đó 20 tuổi, đẹp, cao ráo, mảnh khảnh, vậy mà chẳng nề hà việc gì. Những người bị liệt như tôi phải giữ vệ sinh sạch sẽ, nếu không sẽ bị lở loét, hoại tử nên Tim rất chú ý chuyện tắm rửa. Hôm nào tôi không có người giúp, Tim tự cõng tôi ra chỗ tắm. Có hôm trời mưa, đoạn đường ra nhà tắm lầy lội vậy mà Tim vẫn kiên quyết cõng tôi đi tắm. Tim giúp chúng tôi vận động, trở mình để không bị loét.

Rồi Tim xoay xở xây được Nhà May Mắn khang trang hơn. Xây thêm Trung tâm Chấp Cánh để đào tạo nghề. Tim xây Làng May Mắn rộng ba ngàn rưỡi mét vuông, có trường học, nhà ở cho các anh em của tôi tự lập ra riêng. Phần mình, tôi vẫn ở Nhà May Mắn cùng với Tim và các anh em khác. Mỗi ngày, chúng tôi cùng ăn cơm, sinh hoạt, chọc nhau cười. Tim không bao giờ bỏ rơi ai. Tôi 49 tuổi rồi, vẫn sống khỏe. Tôi làm về web, có lương, đủ chi tiêu chút đỉnh cho mình, dư thì gửi tiết kiệm. Tim làm cho cái sổ”.

Anh Thắng là một trong hàng ngàn người thiếu may mắn có duyên với Nhà May Mắn. 25 năm qua, nhiều người đã đến với Nhà May Mắn khi nghĩ rằng, cuộc đời của mình đã chấm hết: Trầm cảm, bỏ đi, cắt tay, uống thuốc tự tử… Nhưng với “tình yêu đồng loại” và “một cái khuyết điểm lớn nhất là không biết sợ” (từ của Tim – PV), Tim đã mang đến cho họ niềm vui sống, cho họ 1 gia đình đúng nghĩa, 1 công việc phù hợp với sức khỏe của bản thân.

Y Nam, cô gái người dân tộc Ba Na, bị viêm tủy, trước khi đến với Nhà May Mắn, Y Nam nhiều lần muốn tự tử. Ngay cả khi về Nhà May mắn, Y Nam vẫn không thôi mặc cảm khi từ nay cuộc sống phải gắn liền với xe lăn.

“Một lần tôi cùng với các bạn ở Nhà May Mắn đi chơi ở đảo Phú Quốc. Mẹ Tim đã cõng tôi trên lưng và đưa tôi lên đến đỉnh núi cao nhất ở Phú Quốc để chiêm ngưỡng phong cảnh đẹp. Mẹ đã nhấn mạnh rằng, dù thế nào thì cuộc sống này vẫn rất đẹp, chúng ta phải tiếp tục sống. Và bây giờ, tôi không còn muốn kết thúc những ngày còn lại của cuộc đời mình. Tôi vẽ tranh, những bức tranh nhiều màu sắc” – Y Nam bộc bạch.

Tim nói chuyện với một đứa con của mình ở Nhà May Mắn. Ảnh: Nhà May Mắn cung cấp
Xem thêm : Tui xach vai tho cam Nhà May Mắn

Gia tài của Tim là “đông con, nhiều cháu”

Tim đón tôi bằng nụ cười tươi. Ở tuổi 45 nhưng những nét thanh tân của cô gái Tây phương sôi nổi vẫn chưa rời xa cô: Nhanh nhẹn, cởi mở và đôi mắt biết cười.

“Tim là cái tên mà mọi người ở Bệnh viện tim mạch Nguyễn Tri Phương (nay là bệnh viện Nguyễn Tri Phương, quận 5, TPHCM) đặt cho Tim khi Tim nuôi em Trần Văn Thành, người được Tim đưa về từ trại tâm thần Thủ Đức. Hoàng Nữ Ngọc Tim là tên Tim tự đặt cho mình khi xin quốc tịch Việt Nam” – Tim nói về cái tên của mình. Tim đến Việt Nam là duyên. Cái duyên bắt đầu khi Tim mới 10 tuổi, một lần mẹ đưa đi thư viện, trong hàng ngàn cuốn sách, Tim đã chọn ngay cuốn sách tiếng Pháp có tựa “Viet Nam”.

Rồi đến đây, Tim gặp những đứa trẻ lang thang, thiếu thốn tình yêu thương. Tim không thể làm ngơ được. Thành là người đầu tiên Tim đưa về chăm sóc, khi những người ở trại tâm thần Thủ Đức nói rằng “thằng bé này sắp chết rồi”. “25 năm qua, dù Thành không trưởng thành về đầu óc nhưng em sống khỏe mạnh. Yêu thương các em của mình.” – Tim nói.

Nhìn lại hành trình 25 năm qua, Tim ví von “như 1 mùa mưa dữ dội” và sau cơn mưa trời sẽ sáng, nắng sẽ lên, ngày sẽ lại đẹp. “Mùa mưa” mà Tim nói đó là ngày mới bắt đầu, Bình Hưng Hòa vốn nổi tiếng là vùng đất dữ, người thưa thớt, đất sình lầy, nghĩa trang u ám.

Có những ngày, Tim phải đạp xe mấy tiếng đồng hồ, băng qua những ngôi mộ nhấp nhô, đến 1 mái ấm để rửa những vết thương đang lở loét, hoại tử của những người bị liệt… Một mình Tim vừa làm cha, làm mẹ, làm cô giáo, làm y tá khi phải tự xoay xở kiếm tiền, bán từng bức tranh, vừa nấu ăn, dạy vẽ, dạy tiếng Pháp cho con, em của mình… Nay “mùa mưa” qua, “nắng lên” bởi Tim đã có đồng nghiệp, bạn bè chung tay, góp sức.

“Ngày Tim quyết định ở lại Việt Nam, gia đình phản ứng ra sao? Cuộc sống riêng của Tim thế nào? Còn niềm đam mê hội họa?”. Trả lời tôi, Tim cười: “Cha Tim vốn là nhà báo. Ông đi nhiều, biết nhiều nhưng khi nghe người ta nói lại rằng con gái ông đến 1 đất nước xa xôi, nhận những người khuyết tật, mồ côi ở đó về nuôi, chăm sóc, xem như người thân thì cha Tim thốt lên rằng “Chắc con gái tôi bị khùng rồi”.

Nhưng khi ông đến thăm Nhà May Mắn, không chỉ ông mà cả em trai và mẹ Tim đều ủng hộ Tim. Giai đoạn đầu, mẹ còn gây quỹ, hỗ trợ cho Nhà May Mắn. Còn gia đình riêng ư? Tim có gia đình đây rồi! Tim có rất nhiều anh em, nhiều con, nhiều cháu ở Việt Nam. Tim dựng vợ, gả chồng cho những đứa con của mình. Nếu Tim có 1 đứa con do chính mình đẻ ra, Tim sẽ không có thời gian dành cho Nhà May Mắn nữa. Con của Tim còn sang định cư ở Thụy Sĩ, Tim về cố hương, không có nhà, nhưng Tim không lo vì con của Tim có nhà, luôn có chỗ cho Tim. Từ nhỏ, Tim đam mê hội hoa, 14 tuổi có tranh bán. Giờ Tim ít có thời gian vẽ tranh, nhưng không sao cả. Những đứa con của Tim, nhiều đứa thích vẽ tranh và vẽ rất đẹp. Chỉ cần vậy, Tim cũng đủ vui rồi”.

Hoàng Nữ Ngọc Tim (Aline Rebeaud) là người sáng lập và hiện đang điều hành Nhà May Mắn – Nơi những người khuyết tật, trẻ em mồ côi, trẻ em đường phố và những người có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam cùng sống đoàn kết như 1 gia đình. Hoạt động của Nhà May Mắn được diễn ra tại 3 địa điểm: Nhà May Mắn (nhà ở), Trung tâm Chắp Cánh (đào tạo), và Làng May Mắn (trường tiểu học và căn hộ dành riêng cho người khuyết tật). Sắp tới, Nhà May Mắn sẽ khánh thành Trung tâm ở tỉnh Đắk Nông. Ngày 16.8.2017, Hoàng Nữ Ngọc Tim ra mắt sách “Nhà May Mắn” để chia sẻ về hành trình hơn 20 năm của mình với Nhà May Mắn ở Việt Nam.

Trung tâm từ thiện HCM - Nhà May Mắn

Địa chỉ: 19A, Đ. Số 1, Kp 9, P. Bình Hưng Hoà A Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline : 090 906 2528

Web site xưởng bánh ngọt : maison-chance.org/shop
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.