Chữa bệnh bằng nước lã (đun sôi để nguội). - Chợ thông tin Đông y Việt Nam
Trở lại   Chợ thông tin Đông y Việt Nam > KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ > Thường Thức - Tư Vấn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 21-08-2012, 10:53 AM
duongtramanh.bdg duongtramanh.bdg đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 5
Mặc định Chữa bệnh bằng nước lã (đun sôi để nguội).

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

I-CÁC THỨ BỆNH ĐƯỢC TRỊ LIỆU BẰNG NUỚC LÃ MỘT CÁCH CÔNG HIỆU: (Nước nấu chín để nguội)



1. Bệnh nội thương: Nhức đầu, huyết áp cao, thiếu máu, sưng khớp xương, phong thấp, mắt tê liệt, béo mập, hồi hộp, mệt mỏi, ho suyển, sưng cuống phổi, ho lao, đau màng óc. Đau gan, thận, dạ dầy, kiết lỵ, lở loét trong ruột, xệ ruột già, táo bón, trĩ, tiểu đường.



2. Bệnh về mắt:
Bệnh chảy máu nước mắt, suy nhược về mắt



3. Bệnh phụ nữ: huyết trắng, ung thư tử cung, ung thư vú



4. Bệnh tai, mũi, họng:
Mủ lỗ tai, làm độc ở mũi, ở họng



II-CĂN BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP:



Phương pháp trị bệnh bằng nước lã xem ra kỳ lạ không thể tin được, nhưng phải nói rằng đây là một phương pháp có căn bản vững chắc đem lại nhiều kết quả hiển nhiên và hiện nay được nhiều nơi ứng dụng để chữa bệnh nhân. Một bằng chứng là từ ngày phương pháp nầy được trình bày đến nay nghĩa là trong bảy năm qua chưa ai tìm ra được dữ kiện nào chống lại. Căn bản của phương pháp nầy là uống một số lượng nước vừa đủ giúp ruột giải tống khứ ra ngoài các chất cặn bã và hoạt động được dễ dàng, nhờ thế ruột già sẽ giúp tạo ra huyết cầu mới.



III-CÁCH THỨC TRỊ BỆNH:



Buổi sáng thức dậy uống nước lã độ 5 xị (phải uống một lúc). Nhớ là trước khi đi ngủ đừng ăn thứ gì, không nên súc miệng khi thức dậy.



IV-NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT:



1. Lúc đầu khó uống một lúc 5 xị nước, nhưng đừng thất vọng, nếu không uống được hãy ngừng một hơi, thì hãy đi tản bộ hoặc chạy một lúc rồi hãy trở lại uống thì thế nào cũng tiêu thụ được hết số lượng cần thiết.



2. Theo kinh nghiệm thì mấy lần đầu ít uống ngay được 5 xị nước, nhưng cố gắng mỗi ngày để đạt được số lượng nước cần thiết. Hãy chắc chắn điều nầy là nước chúng ta uống vào nhiều hay ít bao giờ cũng đem lại kết quả tốt.



3. Điều quan trọng là khi uống nước rồi thì vừa lấy tay xoa bụng, vừa chạy hơi chầm chậm tại chỗ độ 20 phút.



4. Những bệnh nhân không chạy được mà dùng phương pháp trị bệnh nầy thì sau khi uống nước hãy nằm ngữa trên giường thở thật dài và lấy tay xoa bụng như thế nước sẽ vào được các nếp gấp của ruột già



5. Sau khi uống 5 xị nước, có người sẽ đi tiểu như thông khoang, có người đi tiểu 3 đến 4 lần trong một giờ, nhưng chỉ 3 hay 4 ngày sau, các phiền hà nầy sẽ hết và sau một tuần sẽ còn đi tiểu một lần.



V. KẾT QUẢ:




Bạn sẽ thấy dễ chịu, ăn rất ngon, còn thời gian điều trị lâu hay mau tuỳ từng bệnh, kinh ngiệm cho ta thấy: - Dạ dày phải chữa trị một tuần lễ - Huyết áp cao 1 tháng - Xệ ruột già 3 tháng - Tiểu đường trị một tuần (?) - Ung thư ba tháng - Đau tim 10 ngày - Phổi, ho lao trị 3 tháng. Những người trị đau khớp hay phong thấp thì phải chữa trị bằng phương pháp nầy 3 lần trong một ngày và chỉ một tuần sẽ khỏi hẳn. Nhưng điều cần thiết là dùng phương pháp nầy 2 giờ sau bữa ăn.



VI. KẾT LUẬN:



Đây là phương pháp trị bệnh mới lạ mà không mất tiền, chỉ cần mỗi sáng thức dậy bỏ ra độ 20 phút để thi hành thì chắc chắn có kết quả. Chúng ta kiệt sức, chúng ta đau yếu và rồi chúng ta cứ chạy chữa mãi mà vẫn không khỏi bệnh. Ruột già của người lớn dài độ khoảng 1,5 m và có thể hấp thụ được các chất bổ dưỡng nuôi cơ thể. Nếu ruột già được rửa sạch thì các thực phẩm ăn hàng ngày mới được các nếp gấp trong ruột già hấp thụ hoàn toàn để biến thành máu mới và tươi, các thứ máu nầy được coi là năng lực chính để chữa bệnh. Chúng ta biết là trong máu có tới 90% nước, vậy càng uống nhiều nước lã càng tốt Nói tóm lại, nước lã làm cho cơ thể chúng ta khoẻ mạnh và kéo dài thêm cuộc sống (Khám phá của một BS Nhật(JAPAN) đã được hội đồng y khoa Nhật công nhận vào năm 1978). Tài liệu sưu tầm.



Phương pháp này xuất xứ tù Nhật Bản xuất hiện tại Việt nam từ thập niên 60, do một thứ trưởng Bộ Ngoại thương thời ấy đem về. Phong trào thời ấy phát triển rầm rộ, nhưng sau đó lắng ngay vì không có kết quả. Chính bản thân tôi cũng bị các cụ thân sinh bắt uống, uống đến ngất ngư, tiêu chảy. Vì vậy đến bây giờ vẫn nhớ.



Uống nước thế nào để tốt cho sức khỏe? Dinh dưỡng hợp lý




Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Vai trò của nước đối với cơ thể Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương.



Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt... Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước. Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức năng các hệ thống trong cơ thể. Uống không đủ nước sẽ làm suy giảm chức năng thận, thận không đảm đương được nhiệm vụ của mình, kết quả là trong cơ thể tích lũy nhiều chất độc hại.



Những người thường xuyên uống không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật. Tuy nhiên một số người lại lầm tưởng về tác dụng của việc uống nhiều nước, họ cho rằng uống càng nhiều nước thì sẽ tăng cường thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, và họ đã uống quá nhiều nước (4-5 lít/ngày). Thực ra khi uống nhiều nước sẽ gây quá tải cho thận, kèm theo với thải các sản phẩm chuyển hóa, các chất độc hại, cơ thể còn thải các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng.



Những người bị tăng huyết áp uống nhiều nước rất nguy hiểm. Vậy uống nước như thế nào là phù hợp? Trong điều kiện bình thường, trong một ngày cơ thể cần khoảng 40ml nước/kg cân nặng, trung bình 2-2,5 lít nước/ngày.



Ví dụ một người nặng 60kg thì nhu cầu nước trong ngày khoảng 2,5 lít, trong đó gồm khoảng 1 lít được đưa vào cơ thể dưới các dạng nước uống như chè, cà phê, nước sinh tố...; 0,4-0,5 lít dưới dạng nước canh súp và nước trong rau xanh, trái cây; 0,6-0,7 lít trong thức ăn được chế biến như cơm, bánh mỳ, thịt, cá...; còn khoảng 0,3-0,4 lít là sản phẩm cuối cùng của các phản ứng hóa học trong cơ thể.



Nhu cầu về nước trong những ngày nóng bức, những ngày mùa đông mà có độ ẩm thấp, trong khi lao động thể lực hay tập luyện thể dục thể thao, trong tình trạng bị sốt, phụ nữ đang cho con bú tăng đáng kể so với bình thường, còn trong ngày trời lạnh nói chung sẽ phải hơi giảm. Khi lao động, tập luyện thể lực căng thẳng trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, cơ thể có thể mất nước theo đường mồ hôi tới 30g/kg cân nặng/giờ (người cân nặng 60kg có thể ra 1,8lít mồ hôi/giờ), do đó người ta khuyến cáo, trước khi lao động hay tập luyện thể dục thể thao cơ thể phải ở trạng thái cân bằng nước. Để đạt được điều này thì trong vòng 2 giờ trước khi vận động, uống 400-600ml nước và trong khi lao động phải tiến hành bổ sung nước sớm cho cơ thể mà không chờ có cảm giác khát. Sau mỗi 15-20 phút uống khoảng 150-200ml nước, uống nước có nhiệt độ khoảng 15-20oC sẽ tăng nhanh khả năng tiêu tháo nước qua dạ dày vào ruột và thấm vào máu.



Vào mùa nóng thì nên uống nước mát, còn vào mùa lạnh thì uống nước ấm. Khuyến cáo không uống nước đá hay nước quá nóng trên 45oC để tránh ảnh hưởng đến lớp men răng và lớp niêm mạc vòm miệng, thực quản, dạ dày. Uống nước lạnh rất nguy hiểm đối với các bệnh nhân bị thấp khớp, bệnh gút, bệnh về bàng quang, viêm họng mạn, có thể gây tái phát các bệnh này.



Khi uống nước nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, mỗi lần không nên quá 150-200ml. Trước bữa ăn khoảng 15-40 phút nên uống một ít nước, vì sau khi uống 10-15 phút, nước đã được tống khỏi dạ dày vào ruột non và thấm vào máu.



Sau những bữa ăn bình thường không uống nước ngay mà để sau khoảng 30-40 phút, vì uống nhiều nước ngay sau bữa ăn sẽ pha loãng hoặc giảm hoạt tính của các men tiêu hóa thức ăn (trừ những bữa ăn có chất nhiều kích thích, ăn thức ăn khô, thức ăn nhiều mỡ). Tóm lại, nước rất cần cho cơ thể, mỗi người phải tập cho mình một thói quen uống nước để cơ thể không bị thiếu nước. Có thể nhận biết cơ thể bị thiếu nước qua cảm giác khát hoặc màu của nước tiểu, nước tiểu có màu vàng đậm chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu nước. Vào mùa hè nóng bức, mỗi người luôn có chai nước bên mình để thỉnh thoảng uống vài ngụm nhỏ. Duy trì cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng nước là yếu tố quan trọng bảo đảm sức khỏe của mỗi người.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.