Một số phương pháp chế biến dược liệu theo đông y - Chợ thông tin Đông y Việt Nam
Trở lại   Chợ thông tin Đông y Việt Nam > ĐÔNG Y VIỆT NAM > Châm cứu, cây thuốc .v.v

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 21-08-2012, 09:49 AM
aulachongvn aulachongvn đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 3
Mặc định Một số phương pháp chế biến dược liệu theo đông y

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

BÀO CHẾ LÀ GÌ? Bào có nghĩa là dùng sức nóng để thay đổi lý tính và dược tính của thuốc, tiện cho việc chế biến và điều trị Chế có nghĩa là sùng công sức thay đổi hình dạng, tính chất của dược liệu. Tóm lại bào chế chính là công việc làm biến đổi tính chất thiên nhiên (thiên tính) của dược liệu thành các vị thuốc dùng trong phòng và trị bệnh. Trong dân hay dùng danh từ thuốc chín đối nghĩa với danh từ thuốc sống. Từ chín đã gồn đủ nghĩa của 2 từ bào chế.



MỤC ĐÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ



- Làm cho vị thuốc tốt hơn, loại bỏ các tạp chất: vỏ, hạt, rơm, đất... lẫn vào; loại bỏ bớt một vài bộ phận không cần thiết: ngưu tất bỏ đầu, mạch môn rút lõi...làm cho vị thuốc tinh khiết thêm.



- Để dễ thái miếng, dễ bảo quản, dễ tán bột hay đễ nấu cao...



- Tuỳ loại dược liệu, có thể giảm bớt hay loại bỏ độc tính, những hợp chất không cần thiết trong điều trị một bệnh nhất định. Ví như rang thảo quyết minh khi không dùng với mục đích tẩy.



- Giúp cho sự bảo quản thuận lợi hơn. Với vị thuốc chứa tinh bột, chứa men nếu để lâu ngày tác dụng trị bệnh sẽ bị giảm nên trước khi phơi người ta thường đem đồ lên đẻ diệt men và làm chín tinh bột.



Thay đổi tính năng của vị thuốc bằng cách tẩm sao cho hoạt chất dễ tan vào nước khi sắc, hay khi ngân dễ đồng hoá, dễ thấm hút .



Kỹ thuật bào chế đông dược nhìn qua thật là đơn sơ, nhưng nó đòi hỏi ở người bào chế nhiều kinh nghiệm, làm lâu năm trong nghề. Khi bào chế cần nắm 2 yêu cầu chính sau



Đảm bảo phẩm chất của thuốc trong khi bào chế: chế đúng kỹ thuật.



Ngwowic bào chế cẫn nắm biết về dược tính của vị thuốc và tuỳ từng trạng thái bệnh lý cụ thể, tuỳ yêu cầu của bài thuốc...



CÁC PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ.



A. BÀO CHẾ CHỈ DÙNG LỬA



I. Sao (hoả chế)



Phương pháp hay gặp thường xuyên trong bào chế dược liệu. Đây là cách dùng sức lửa trực tiếp hay gián tiếp để xử lý dược liệu. Mục đích của việc sao dược liệu.



- Làm khô dược liệu để nghiên cứu hay bảo quản. Có một số dược liệu phơi khô rồi mới sao, hoặc trong quá trình bảo quản bị mốc đưa sao lại. Số khác sao ngay từ khi cấy còn tươi. Trong quá trình sao, dược liệu tiếp xúc trực tiếp với sức nóng khô, kết hợp với quá trình đảo liên tục, dược liệu nhanh đạt đến độ ẩm quy định.



- Làm thuốc có mùi thơm, giảm bớt mùi vị khó chịu, đa số dược liệu khi sao lên, đều có mùi thơm, màu vàng đen, nhất là các loại hạt: y dì, thảo quyết minh. Mùi thơm của dược liệu khi sao là do sự bay hơi của một số tình dầu hay một số chất thơm được hình thành trong quá trình sao.



- Tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc nấm và men để ổn định dược liệu. Với nhiệt độ 80-1200C đa số vi khuẩn, nấm, mốc đều bị diệt.



- Sao để thay đổi tính chất, tác dụng và tăng hiệu lực của vị thuốc ví như: thảo quyết minh, hạt ba đậu.



Dụng cụ sao: Dùng chảo gang hay nồi đất dầy để sao dược liệu là tốt nhất. Mức độ truyền nhiệt của các dụng cụ này tương đối ổn định, nhiệt độ rang từ từ và giữ sức nóng lâu, kỹ thuật sao dược liệu là kỹ thuật điều khiển nhiệt độ và thời gian. Trước khi sao dược liệu cần được phân loại to, nhỏ, dầy mỏng đẻ khi sao đạt được độ đồng đều. Không sao chung thứ to, thứ nhỏ với nhau, khi đó thứ nhỏ bị cháy, còn thứ to lại chưa được. Tuỳ mục đích chữa bệnh để sử lý dược liệu ở các nhiệt độ, thời gian khác nhau. Cos 2 cách sao: sao không thêm chất khác và sao có thêm chất khác.



a. Sao không thêm chất khác



1. Sao qua (vi sao) là phương pháp xử lý dược liệu ở nhiệt độ thấp (50-600C) , chủ yếu làm khô và thơm dược liệu. Phương pháp này thường áp dụng cho dược liệu có cấu tạo mong manh đễ làm khô, dễ cháy (hoa, lá, dâu ngô) và các dược liệu có hoạt chất không chịu được nhiệt độ cao - tinh dầu.



Cách sao: Để khống chế nhiệt độ, người ta đốt chảo nóng già rồi tắt lửa cho dược liệu vào đảo nhẹ cho đến khi dược liệu trên chảo nóng đều và khô. Hay cũng có thể cho dược liệu vào chảo đun nhỏ lửa đến lúc dược liệu trong chảo nóng đều rồi khô. Ví dụ sao râu ngô, kinh giới, búp chè.



2. Sao vàng (hoàng sao) là phương pháp hay gặp nhất để dược liệu có mùi thơm, khô, hay để vị thuốc bớt tính lạnh. Cách sao này còn để để diệt men và chuyển màu dược liệu.



Kỹ thuật sao: Sử lý dược liệu ở nhiệt độ 1000C. Mặt ngoài dược liệu khô vàng, sức nóng đều, thấm sâu vào trong dược liệu, lượng nước thoát ra, nhưng không làm biến đổi mẩu ở bên trong. Đốt chảo nóng khoảng 60-700C bỏ dược liệu vào, đun lửa nhỏ, thời gian đun kéo dài, đảo chậm cốt để nhiệt độ thấm sâu nóng vào đến tận ruột của vị thuốc. Sao đến khi dược liệu có màu vàng, mùi thơm. Ví dụ: sao bạch thược, ý dĩ, đậu đen, thảo quyết minh... Trong nhiều trường hợp, người ta còn sao vàng hạ thổ để lập lại cân bằng âm dương trong các vị thuốc khi trị bệnh mạn tính, bệnh ghép. Cách làm: khi dược liệu đã vàng đem đổ hay úp chảo dược liệu xuống đất đậy kín lại đến khi nguội. Cách sao này có giá trị điều hoà tác dụng dược lý cua vị thuốc. Cách sao này sẽ làm cho vị thuốc lên mùi thơm dễ nhập vảo tỳ, không gây nôn. Ví như sao rễ cỏ sước, hạt muồng trâu...



3. Sao thâm (thấm hoàng sao, sao già sém cạnh). Cách sao này áp dụng cho các vị thuốc chua chát, mùi tanh lợm khó chịu như bình lang, huyết giác, thần khúc, chỉ thực, thăng ma. Ngoài các mục đích như sao vàng, sao thâm còn làm tăng thêm tác dụng kích thích tiến hoá của vị thuốc. Kỹ thuật sao cũng như hoàng sao nhưng ở nhiệt độ cao hơn và thời gian lâu hơn. Cuối thời gian sao, ta đảo nhanh hơn cho đến lúc mặt ngoài dược liệu bị cháy sém cạnh có màu vàng thâm như cánh gián, nhưng bên trong ruột thuốc vẫn giữ nguyên mầu.



4. Sao tồn tính (hắc sao): Mục đích của phương pháp này nhằm thay đổi tính năng của thuốc, thêm tác dụng tiêu thực, tả lỵ huyết, khái huyết...làm tăng thêm tác dụng cầm máu của thuốc. Ví như sao hương phụ, địa du, đỗ trọng, ngải cứu, hắc kinh giới...Sao ở 1200C cho đến lúc dược liệu cháy khoảng 70%, nhưng bẻ bên trong vẫn còn màu vàng, dược liệu vẫn chưa mất hết tính năng.



Cách sao: Đốt chảo nóng già sau đó cho thuốc vào đảo liên tục đến khi bốc khói, tiếp tục đảo nhanh làm cho dược liệu cháy đều. Khi dược liệu có mầu đen, bắc chảo ra, đậy vung cho dược liệu tiếp tục cháy ầm ỉ một lúc nữa.



5. Sao cháy (sao thán): Cũng tiến hành như trên nhưng khống chế ở nhiệt độ cao hơn, thời gian lâu hơn, để thuốc cháy đến 80%. Mục đích của phương pháp này làm cho dược liệu chỉ còn tác dụng cầm máu và giải độc. Ví như sao trắc bách diệp bồ hoàng thán. Sao cháy không phải là sao thành tro, ở đây dược liệu cháy đễn 7/10. So với sao tồn tính, mức độ có cháy hơn. Mấy điều cần chú ý khi sao cháy



- Không nên sao nhiều một lúc sẽ không đều và dễ gây hoả hoạn



- Sao cái lớn trước, cái nhỏ sau



- Không nóng ruột, không châm lửa quá to, không phun nước vào



- Chuẩn bị cái vung để úp chụp đậy kín (dược liệu sao cháy có lửa âm ỉ ở dưới ,ếu không đậy vung, bỏ đấy có thể tự nhiên bốc cháy gây hoả hoạn.



b. Sao có thêm chất khác



Sao thuốc bằng cát, bột văn cáp (bột vỏ hến) hay hoạt thạch là mượn các thứ này làm trung gian truyền nhiệt. Cát giữ được nhiệt độ 3000C, văn cáp 2500C, hoạt thạch 200 -= 2200C. Khi sao, các thứ đó bao quanh miếng thuốc làm thuốc không chạm vào đáy chảo. Nhiệt độ sẽ thấm đều, sâu vào trong lõi thuốc.



Sao cát. Chọn thứ cát mịn nhỏ, đãi thật sạch, cho cát vào chảo rang trước cho nóng già (lửa lúc đầu nhỏ, sau to dần). Sau đó cho thuốc vào đảo thật đều tay. Khi được đổ thuốc ra sàng sang lấy thuốc. Ví như sao xuyên sơn giác (vẩy tê tê).



Sao hoạt thạch (văn cáp). Hay sao các dược liệu có tính chất dẻo, dính vì có chứa dầu, nhựa, để dược liệu không dính vào nhau hay bớt mùi tanh, khét, để dễ tán bột. Sao a giao, lông nhím....



2. Nung (đoàn)



Cho vị thuốc trực tiếp vào nồi đất, chảo gang để nung, đốt. Cách này hay dùng chế viến các vị thuốc là khoáng vật, vỏ sò, vỏ hà, lô cam thạch (chính là ZnCO3 có lẫn chì, sắt, crôm, magie, cadmi...).Đốt, nung để loại bỏ các chất lẫn trong vị thuốc.



3. Vùi hay lùi




Bọc vị thuốc trong giấy ẩm hay hồ tinh bột rồi vùi vào tro nóng hay lửa nhẹ cho tới khi giấy cháy đen hay bột khô, chờ nguội bóc bỏ lớp ngoài để dùng. Phương pháp này nhằm lấy bớt hay loại bỏ các chất dầu có trong vị thuốc như chế nhục đậu khấu.



4. Tẩm sao (trích)



Cách sao này nhằm mục đích điều khiển tác dụng dược lý của vị thuốc, dãn thuốc vào cơ quan và bộ phận mong muốn trong cơ thể (dẫn thuốc qui kinh). Dược liệu sau khi đã thái phiến làm khô, được tẩm với 5-20% chất lỏng cần tẩm, tiếp tục ủ một thời gian cho dược liệu thấm gấm đều dung dịch cầm tẩm rồi sao vàng. Hay cũng có thể sau khi đã làm nóng dược liệu, người ta phun đều chất lỏng cần tẩm, rồi tiếp tục sao vàng. Tuy từng trường hợp cụ thể mà sao tẩm với chất lỏng sau



- Tẩm rượu sao: thường dùng rượu 35-450. Tẩm xong để 30 phút đến 1 giờ rồi đem sao. Lửa nên để nhỏ, sao lâu để rượu đủ sức ngấm vào thuốc, hơi rượu chớm bốc có mùi thơm bay ra là được. Lượng rượu dùng tuỳ theo khoảng 50 – 200ml/kg thuốc là được. Rượu làm giảm tinh lạnh, thêm sức ấm cho vị thuốc và tăng khả năng phát tán của thuốc. Sau khi uống, thuốc sẽ đi từ các cơ quan bên trong ra ngoài, từ phía dưới lên phía trên cơ thể: sao hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, bạch thược, sơn thù, tục đoạn, thường sơn, nhục dung, phong kỷ...



- Tẩm gừng sao: gừng tươi rửa sạch, giã nát thêm nước vắt lấy nước để tẩm dược liệu. Tẩm dược liệu với nước gừng chừng 1 giờ sau đem sao. Dùng lửa nhỏ, sao lâu cho đến khi có mầu vàng, có mùi thơm của thuốc là được. Lượng nước tẩm tuỳ dược liệu từ 5 – 10 hay 15% . Thường 1kg dược liệu dùng 50-100g gừng. Thuốc tẩm gừng sao sẽ giảm tính hàn và tăng khả năng tiêu hoá do gừng làm ấm tỳ. Nếu sâm tẩm gừng sao sẽ tằng thêm khả năng bồi dưỡng.



- Tẩm giấm sao: tốt nhất nên dùng dấm thanh muối bằng chuối và bún, mùi chua, thơm, dễ chịu (lượng a xít acetics khoảng 5% là được). Giấm có vị chua, tinh ôn tác dụng vào can kinh. Thường lượng giấm dùng tẩm khoảng 5% dược liệu. Tẩm giầm trộng đều để qua đêm, hôm sau lấy ra sao. Giấm là a xít tẩm với dược liệu để gây một phản ứng nào đó giúp thuốc thêm tác dụng trị bệnh. Thuốc tẩm giấm có tác dụng vào gan, giảm đau và bớt mùi tanh nên dễ dùng. Các vị thuốc tẩm giấm rồi sao: hương phụ, niết giáp, huyền bồ...



- Tẩm muối sao: lấy muối ăn 1 phần, nước 5 phần đun sôi, lọc. Lấy nước lọc tẩm đều với thuốc để 1-2 giờ rồi đem sao. Sao lửa nhỏ, sao chậm tới khi mặt dược liệu vàng già. Sao đỗ trọng, trạch tả, hoàng bá, phá cốt chỉ, ích trí nhân. Số lượng nước tẩm thường là 5% so với dược liệu. Thuốc tẩm muối sao sẽ tăng khả năng dẫn thuốc vào thận, đồng thời có tác dụng điều vị, làm săn, se niêm mạc.



Ngoài ra còn dùng các chất lỏng khác: nước gạo, nước đỗ đen, tẩm mật, tẩm sữa, nước tiểu đồng (trẻ em)... Đa số chúng đều là dung môi hoà tan của hoạt chất nên có ảnh hưởng đến độ hoà tan của hoạt chất trong vị thuốc.



B. PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ CHỈ DÙNG NƯỚC.



Mục đích



* Làm cho vị thuốc mềm mại, dễ thái mỏng

* Giảm bớt độc tính, tinh khiết, loại bỏ tạp chất.



Phương pháp dùng nước bao gồm:



1. Rửa (tẩy): làm vị thuốc sạch hết đất, cát bẩn, không được ngâm lâu.

2. Ngân (phiêu): tác dụng và cách làm cũng giống như rửa nhưng ngâm lâu hơn làm thuốc giảm mùi tanh, vị mặn

3. Dọi (bào): cho thuốc vào nước lạnh hay nước sôi tuỳ y chờ một thời gian, khi thuốc mềm ra, bóc bỏ vỏ ngoài bào mỏng: chế khổ hạng nhân, hạt đào... Chú ý:



- Không nên ngâm quá lâu sẽ mất hoạt chất, giảm tác dụng trị bệnh.



- Trong khi ngâm tuỳ dược liệu và mục đích chữa bệnh người ta có thể ngâm dược liệu trong nước gạo nếp vo, nước gừng, nước bồ kết... ngâm rồi lại phơi, phơi rồi lại ngâm để loại bỏ độc chất và tăng thêm tác dụng trị bệnh.



C. PHƯƠNG PHÁP DÙNG CẢ LỬA VÀ NƯỚC.




1. Chưng hay đồ: đun cách thuỷ vị thuốc như chế sinh đại, hà thủ ô...

2. Đun: cho thuốc vào nước lã luộc chín

3. Tôi: nung đỏ vị thuốc rồi cho vào nước lã hay nưowcs của vị thuốc khác toi đi tôi lại nhiều lần.

4. Thuốc sắc



Là dạng thuốc lỏng, chế bằng cách cho thuốc trộn lẫn với nước, rồi sắc bằng lửa trực tiếp hoặc cách thuỷ. Từ thế kỷ 17 trước Công nguyên người đầu tiên là Y Doãn đã dùng phương pháp sắc thuốc để chữa bệnh.



Dược liệu trước khi đưa và sắc, thường được cắt nhỏ ra. Với thân, cành, cắt dài không quá 2 - 5 cm, bề dày không quá 0,3 mm, quả và hạt cũng không được dày quá 0,5 mm. Cắt nhỏ xong, cho vào nồi men hay nồi đất, nhưng phải có nắp đậy kín, rồi đổ nước vào sắc. Nước dùng phải là nước trong, sạch (nước mưa, nước may, nước giếng), không dùng nước ao tù. Lượng nước cho vào, dựa theo các căn cứ sau đây



- Tuỳ theo hàm lượng nước có sẵn trong dược liệu.



- Tuỳ theo thời gian đun sôi lâu hay mau (không thể máy móc theo nguyên tắc 3 bát lấy 1).



- Tuỳ theo tính chất tác dụng của vị thuốc mạnh hay yếu do đó ta có thể cho nước theo tỷ lệ sau: với những thuốc tác dụng không mạnh lắm tỷ lệ thuốc/nước là 1/10. Với những thuốc tác đụng dược lý mạnh tỷ lệ thuốc/nước là 1/400. Ngoài ra còn cộng thêm 15 – 20 % nước bù hao do thuốc khô ngấm, nước bay hơi khi đun.



Cách sắc



- Sắc thuốc đun bằng củi hay than củ là tốt nhất. Nếu sắc nhiều cần xây lò đốt than quả bàng, để mồi trên một tấm gang lót cát tránh lửa quá to.



- Cách tốt nhất vẫn là dạng sắc cách thuỷ, để nguội từ từ, gạn, lọc uống. Nhưng cách này ít được sử dụng trong thực tế chữa bệnh vì cầu kỳ.



- Thường hay bỏ vào nồi đất hay men, đậy vung, đun nhỏ lửa, sắc chậm để hoạt chất có đủ thời gian tan trong nước thuốc. Các vị thuốc chứa tinh dầu khi sắc thuốc gần được mới bỏ vào: trần bì, bạc hà, hương nhu, quế, trầm... tiếp tục đậy kín vung, đun nhỏ lửa một lúc, chở nguội bắc ra, gạn lấy nước thuốc uống. Các kim loại: (thạnh cao, đại giả trạch, thạch quyết minh...) tính khô, khó tan cần giã nát trước khi bỏ vào sắc. Thuốc sắc chỉ dùng để uống.



Với cách chế biến này thuốc có nhiều tạp chất, hàm lượng tinh dầu bị giảm đi nhiều, một số glucozit có thể bị thuỷ phân và thay đổi tác dụng của một số thuốc khác. Một số thành phần kháng sinh thảo mộc có thể bị mất tác dụng, các enzym bị phá huỷ.



(còn tiếp)
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.