Bào chế đông dược - Chợ thông tin Đông y Việt Nam
Trở lại   Chợ thông tin Đông y Việt Nam > ĐÔNG Y VIỆT NAM > Châm cứu, cây thuốc .v.v

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 21-08-2012, 09:49 AM
lesen.dv lesen.dv đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 6
Mặc định Bào chế đông dược

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

LỜI NÓI ĐẦU



Thời trước đa số lương y vừa bắt mạch, kê đơn, vừa tự bào chế lấy thuốc để sao tẩm biến đúng với tình hình bệnh tật theo nguyên tắc biện chứng luận trị của Đông y. Một số lương y chưa có tủ thuốc thì kê đơn rồi giới thiệu bệnh nhân đến nhà bào chế tin cậy mua thuốc để được bảo đảm phẩm chất, cũng có cụ kỹ hơn kiểm soát lại thang thuốc mà bệnh nhân đã mua.

Trong việc bào chế sao tẩm, các cụ dựa vào tài liệu Trung Quốc mà mình sẵn có trong tay (thường là Lôi Công bào chế), nhưng thường thay đổi quy cách bào chế, tùy theo hoàn cảnh phương tiện và kinh nghiệm trị bệnh của mình. Do đó cách bào chế cùng 1 vị thuốc rất phong phú nhưng rất phức tạp vì mỗi cụ có cách sử dụng và cách bào chế riêng của mình.

Hiện nay, việc sưu tầm, thu mua, chế biến, bào chế và phân phối thuốc men được tiến hành rộng rãi ở Quốc doanh dược liệu, Quốc doanh dược phẩm, Xí nghiệp dược phẩm. Hợp tác xã và Tập đoàn đông y dược, các bệnh viện, bệnh xá, trạm y tế, hộ sinh xã, các tổ chức y tế của các Hợp tác xã Nông nghiệp.

Được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Viện Đông y (nay là Viện Y học cổ truyền Việt Nam), chúng tôi mạnh dạn biên soạn quyển sách này để mong phần nào đạt mấy mục đích sau đây:

1. Phục vụ việc bào chế Đông dược ở các cơ sở sản xuất của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương và các hợp tác xã, Tập đoàn Đông y dược, làm cho việc bào chế dần dần đi đến thống nhất.

2. Trên cơ sở thống nhất này, việc đạt tiêu chuẩn phẩm chất, quản lý, việc kiểm soát, kiểm nghiệm Đông dược sau này mới có thể tiến hành được thuận lợi hơn, bảo đảm được chất lượng thuốc.

3. Góp phần xây dựng sau này 1 Dược điển Đông dược do Nhà nước ban hành.

Nội dung chính của tài liệu này là nói về cách bào chế từng vị thuốc, từng dạng thuốc Đông dược. Mỗi vị thuốc được trình bày trong 2 phần sau đây:

a) Phần chính: gồm các cách bào chế vị thuốc, nêu chi tiết kỹ thuật bào chế, theo kinh nghiệm nhân dân ta mà các buổi họp hàng tuần của Viện đã thống nhất được, đó là cách bào chế mà chúng tôi coi là thông dụng và tương đối chính xác nhất; Một vị thường có nhiều cách bào chế, nhưng cách nào thường dùng nhất thì có ghi chú thêm: "Cách này thường dùng". Ngoài ra, còn nêu thêm kinh nghiệm bào chế của Viện Đông y, cách bào chế theo tài liệu Trung Quốc hay Tây y để độc giả tham khảo (có ghi tài liệu Tham khảo ở bên cạnh).

b) Phần phụ: nói sơ lược về bộ phận dùng, thế nào là xấu tốt, thật giả, về thành phần, tính chất, quy kinh, công dụng để một mặt cho người bào chế nhận xét dược liệu, hiểu biết qua tính chất, công dụng và bảo quản, mặt khác đối với lương y và y bác sĩ làm công tác Đông y, nó là quyển sổ tay tra cứu lại tính chất, công dụng, liều dùng của vị thuốc, trước thì kê đơn cho được chính xác.

Các dạng thuốc dùng trong Đông dược rất phong phú nhưng ở đây ngoài thuốc phiến (thuốc thang) ra, còn nêu thêm phương pháp bào chế của mấy dạng chính thường dùng nhất như: sắc thuốc, nấu cao thuốc, thuốc hoàn và thuốc tân. Phương pháp bào chế của mấy dạng này chỉ nêu về nguyên tắc kỹ thuật bào chế và kinh nghiệm bào chế của Viện Đông y qua mấy bài thuốc điển hình.

Từ 3 năm nay, chúng tôi quyết tâm xây dựng tập tài liệu này, hàng tuần đã mời một số các cụ lương y có kinh nghiệm bào chế Đông dược ở Hà Nội, một số cán bộ ở các cơ quan có trách nhiệm như Bộ y tế, Xí nghiệp dược phẩm 1, Quốc doanh dược liệu cấp 1, Phân hội Đông y Hà Nội đến họp tại Viện Đông y để trao đổi kinh nghiệm. Các buổi họp này đã ghi lại thành biên bản, sau đó được đúc kết lại thành ý kiến thống nhất để soạn thành cuốn sách này.

Dù sao khả năng vẫn có hạn chế nhiều thiếu sót, mong được độc giả nhiệt tình đóng góp nhiều ý kiến để bổ sung cho việc tái bản sau này được đầy đủ hơn.

Ngày 27 tháng 2 năm 1984



PHÒNG DƯỢC LIỆU - VIỆN ĐÔNG Y



ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC



1. BÀO CHẾ LÀ GÌ?



Bào có nghĩa là dùng sức nóng để thay đổi lý tính và dược tính của thuốc, tiện cho việc chế biến và điều trị.

Chế có nghĩa là dùng công phu thay đổi hình dạng, tính chất của dược liệu.

Nói chung, bào chế là công việc biến đổi tính thiên nhiên (thiên tính) của dược liệu thành những vị thành thuộc để phòng và trị bệnh. Trong tiếng Việt thường dùng danh từ thuốc chín đối nghĩa với danh từ thuốc sống, chữ chín có đủ nghĩa của 2 chữ Bào chế.

Tài liệu xưa để lại lâu đời nhất là quyển Bào chế luận của Lôi Hiệu (Trung Quốc) vào khoảng năm 420-479 và sau đổi là Lôi công bào chế. Quyển này vẫn có giá trị cho đến ngày nay.



2. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC BÀO CHẾ



Nhằm những mục đích sau đây:

- Bỏ các tạp chất lộn trong dược liệu: mốc, sâu mọt.

- Để dễ thái miếng, dễ bảo quản, dễ tán ra bột hoặc dễ nấu cao để chế thành thuốc.

- Bỏ bớt vài bộ phận không cần thiết của dược liệu và làm cho vị đó tinh khiết thêm lên (Mạch môn bỏ lõi, Ngưu tất bỏ đầu).

- Giảm bớt độc tính của dược liệu (Mã tiền, Bán hạ, Hoàng nàn...)

- Thay đổi tính năng của vị thuốc bằng cách tẩm sao cho dễ tan vào nước, để dễ đồng hoá, dễ thấm hút (Quy, Hoàng bá, Bạch thược, tẩm rượu).



3. YÊU CẦU CỦA VIỆC BÀO CHẾ



Trần Gia Mô (1562) đời Minh có nói: Bào chế cốt ở chỗ vừa chừng, non quá thì khó kiến hiệu, già quá thì mất khí vị.

Câu này là một cách ngôn mấu chốt cho tất cả mọi người làm công tác bào chế Đông dược. Nhưng bào chế nào gọi là vừa chừng. Đạt được danh từ này thật là khó: Cắt, thái nên dày hay mỏng, sao nên già hay non...

Kỹ thuật bào chế đông dược trông qua thật là đơn sơ, nhưng nó đòi hỏi ở người bào chế nhiều kinh nghiệm, đã làm lâu năm trong nghề. Có 2 yêu cầu chính sau đây:

- Bảo đảm chất thuốc (phẩm chất), kỹ thuật đúng.

- Người bào chế giỏi, ngoài sự hiểu biết về dược tính, còn phải tuỳ trạng thái phẩm chất của vị thuốc, tuỳ từng yêu cầu của bài thuốc mà định việc bào chế cho được vừa chừng.



4. CÁC DỤNG CỤ BÀO CHẾ THÔNG THƯỜNG



Bàn chải: (lông, tre, đồng) để chải cho sạch đất, cát, nấm bám lên dược liệu.

Giần, sàng: Để phân chia, chọn lọc dược liệu theo nặng nhẹ cho được thêm tinh khiết.

Dao thái: (sắt, đồng, tre, nứa) thái cắt dược liệu cho nhỏ. Thường dược liệu có chất chát thì không dùng dao sắt, mà dùng dao tre (nay ít áp dụng).

Dao cầu: Để thái dược liệu to cứng.

Dao bào: Để bào những dược liệu đã được ủ mềm.

Cối, chày: Để giã dập hoặc nghiền tán bột, luyện thuốc hoàn thường là cối bằng đồng, đá, sứ, gang...

Thuyền tán: Bằng gang để tán dược liệu đã sấy khô thành bột nhỏ, khi tán nên giấy sạch ở dưới và xung quanh thuyền tán để hứng lấy bột vương vãi ra, tán bằng chân phải rửa sạch chân hãy vào tán.

Rây: Thường dùng rây mua ở ngoài chợ, rây này tương ứng với rây số 26-24 của tây y, bột rây này khó làm viên nén được.

Siêu: (đất, men) để sắc thuốc.

Chảo: Thường dùng bằng gang để sao, nấu thuốc. Dược liệu có chất chát thì không nấu bằng chảo gang hay thùng gang, sắt, mà dùng siêu đất, thùng nhôm hay tôn hoặc thiếc, đồng,...

Cóng: Nối nhôm hay đất để chưng thuốc.

Chõ: Bằng đất hay gỗ, nhôm, đồng để đồ dược liệu cho mềm hoặc cho chín.

Các dụng cụ trên đây còn thô sơ, khi dùng phải rửa thật sạch, tiệt trùng bằng cách đốt cồn, nếu cần chúng ta phải nghiên cứu cải tiến để cơ giới cách bào chế đông dược, tránh luộm thuộm và thủ công.



5. CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ THÔNG THƯỜNG TẠI VIỆN ĐÔNG Y.



Tại viện Đông y thường bào chế các dạng thuốc sau đây:

a) Thuốc phiến.

b) Thuốc sắc.

c) Thuốc cao nước.

d) Thuốc hoàn.

e) Thuốc tán.

Thuốc phiến là dạng thuốc dùng nhiều nhất để bốc thuốc thang. Các dạng thuốc khác không nhiều thì ít đều qua dạng thuốc phiến.



A - CÁC THỦ THUẬT VỀ BÀO CHẾ THUỐC PHIẾN



Công việc bào chế thuốc phiến rất nhiều, nhưng có 4 loại chính:

1. Làm bằng tay

2. Dùng nước

3. Dùng lửa

4. Dùng lửa và nước.



1 - LÀM BẰNG TAY



a) Làm sạch dược liệu:

- Rửa: Các dược liệu trước khi đưa ra bào chế, đều phải rửa sạch, thường lấy các loại củ, rễ, hột,...(Huyền sâm, Bạch vị, Vừng đen,...)

Các rễ, củ phức tạp thì phải tách nhỏ ra rồi mới rửa.

Có những vị khi rửa không nên ngâm lâu, vì mất chất (Cam thảo, Sinh địa) hoặc không rửa được (Bối mẫu, Quy,...)

Dược liệu có muối cũng phải rửa cho sạch bớt muối (Côn bố, Hải tào, Diêm phụ...)

Các hoa, cành nhỏ (Cúc hoa, Hồng hoa) không nên rửa, chỉ chọn lọc hoặc sàng sẩy bỏ tạp chất.

- Sàng, sẩy: Dùng giần sàng để bỏ rác, tạp chất lẫn trong dược liệu (Tử tô, Mạn kinh tử, Liên kiều, Cúc hoa).

- Chài, lau: Dùng bàn chải lông, tre mềm để chải các dược liệu bị mốc (Hoài sơn, các loại sâm...) Khi chải, lau có thể dùng nước, dùng rượu, xong rồi đem sấy lại cho khô. Cách này còn dùng để làm sạch những lông gây ngứa ở thân, lá (Bồng bồng).

b) Chọn lửa:

Bộ phận dùng của dược liệu phải chọn lựa để dùng cho thích hợp đáp ứng với yêu cầu tác dụng của vị thuốc.

Bỏ gốc, mắt: Ma hoàng dùng phát hãn thì dùng thân bỏ rễ, bỏ đốt (nhưng thường dùng cả đốt).

Bỏ rễ con, lông: Vì ít tác dụng, lại gây tác hại, làm nặng thang thuốc (Hoàng liên, Hương phụ, Xương bồ, Tri mẫu).

Bỏ hạch: Hạch là hột cứng trong dược liệu, không có tác dụng, thì bỏ đi, Ô mai, (nhưng ít khi bỏ), Sơn trà.

Bỏ chân, đầu: Thuyền thoái, Toàn yết có móng chân, răng nhọn dùng trong thuốc tán thì bỏ đi, đầu cóc có mủ độc phải bỏ đầu từ dưới 2 u mù.

Bỏ vỏ, màng: Đào nhân, Hạnh nhân, Sử quân tử có màng không cần đến thì giội nước sôi, để một lúc màng bong ra tước bỏ đi, có thứ phải rang cho vàng rồi sát cho tước vỏ (Bạch biển đậu) có thứ đập nhẹ cho tróc và lấy nhân (Qua lâu nhân).

Bỏ lõi ruột: Bách bộ, Mạch môn đông, thì ủ hay đồ mềm rồi rút bỏ lõi vì gây "phiền". Kim anh tử nạo bỏ lông.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.