Phương pháp bào chế dươc học đông y -p2 - Chợ thông tin Đông y Việt Nam
Trở lại   Chợ thông tin Đông y Việt Nam > ĐÔNG Y VIỆT NAM > Châm cứu, cây thuốc .v.v

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 21-08-2012, 09:49 AM
ptchien ptchien đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 3
Mặc định Phương pháp bào chế dươc học đông y -p2

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

TẨM

Mục đích là làm cho một chất lỏng khác thấm vào được thuốc.

Các chất lỏng dùng để tẩm thường là Rượu, Giấm, nước Muối, nước cốt Gừng, Đồng tiện (nước tiểu trẻ nhỏ)…. Thời gian ngâm từ 2 – 4 giờ hoặc có khi phải ngâm qua đêm, ngâm mấy ngày… tùy yêu cầu của từng vị thuốc. Sau đó lại sao cho khô.

Trung bình, cứ 1kg thuốc ngâm với 50 – 200ml.

+ Tẩm Rượu:

- Dùng rượu 30 – 400, trộn với thuốc, ngâm khoảng 2-3 giờ rồi sao vàng.

- Mục đích để giảm bớt tính hàn của thuốc, tăng thêm độ ấm.

- Rượu có tác dụng bốc và dẫn nhanh, vì vậy giúp cho thuốc đi nhanh ra các bộ phận cần dẫn thuốc đến.

+ Tẩm Nước Muối:

- Dùng nước muối 20%, ngâm chung với thuốc 2 – 3 giờ rồi sao vàng. Thường dùng muối với tỉ lệ 5% so với thuốc, để làm cho thuốc thêm mặn.

- Vị mặn là vị của Thận, vì thế muốn cho thuốc dẫn vào Thận, thì tẩm với nước muối.

+ Tẩm Giấm:

- Dùng 5% lượng Giấm ăn so với thuốc, ngâm ngập thuốc, để khoảng 1 – 2 giờ, đem sao.

- Vị chua đi vào kinh Can, vì vậy tẩm Giấm để dẫn thuốc đi vào Can.

+ Tẩm Đồng Tiện

- Dùng nước tiểu của trẻ nhỏ khỏe mạnh (lượng dùng là 5% so với thuốc), ngâm với thuốc từ 12 – 48 giờ rồi sao vàng.

- Tẩm nước tiểu để dẫn thuốc vào phần huyết và giáng hỏa.

+ Tẩm Nước Cốt Gừng

- Dùng Gừng tươi (Sinh khương) rửa sạch, giã nát, cho váo ít nước, vắt lấy nước cốt, ngâm với thuốc khoảng 1 giờ rồi sao vàng. Lượng nước cốt Gừng dùng theo tỉ lệ 5 – 15% so với thuốc, tức là 50g – 150g Gừng tươi cho 1kg thuốc.

- Gừng có tính ôn ấm, kích thích tiêu hóa, vì vậy, tẩm vào thuốc sẽ giúp cho thuốc đó bớt hàn, tăng tác dụng kiện Tỳ, hòa Vị, kích thích tiêu hóa.

+ Tẩm Mật

Theo các tài liệu cổ thường là tẩm Mật Ong, nhưng hiện nay, đa số là tẩm Mật Mía. Thường pha một phần mật với một phần nước cho loãng rồi ngâm với thuốc khoảng 4 – 6 giờ. Mục đích tẩm Mật để giảm bớt vị đắng, chát của thuốc.

Vị ngọt đi vào Tỳ, vì vậy muốn tăng tác dụng kiện Tỳ của vị thuốc thì tẩm với mật.

+ Tẩm Nước Đậu Đen

Dùng 100g Đậu đen cho một lít nước, đun sôi một giờ, gạn lấy nước, ngâm với thuốc. Thường theo tỉ lệ 10 – 20% so với thuốc. Tẩm nước Đậu đen thường tăng ác dụng bổ Can Thận

+ Tẩm Nước Cam Thảo

Dùng 100g Cam thảo cho một lít nước, nấu sôi một giờ, gạn lấy nước, ngâm với thuốc, theo tỉ lệ 10 - 20 % so với thuốc.

Mục đích để giảm bớt độc tính của thuốc, làm cho thuốc êm dịu, đỡ chát.

+ Tẩm Nước Gạo

Dùng nước gạo đặc mới vo, ngâm với thuốc theo tỉ lệ 5 – 10%, để qua đêm, rồi sấy khô.

Mục đích để làm cho thuốc bớt tính ráo, nóng hoặc giảm bớt độc.

+ Tẩm Hoàng Thổ

Dùng 100g đất sét vàng (Hoàng thổ) cho vào 1 lít nước, đun sôi, khuấy đều. Gạn bỏ nước phía trên, chỉ lấy nước ở giữa, bỏ căn, tẩm với thuốc theo tỉ lệ 40 – 50%, để 2 –3 giờ rồi đem sao vàng.

Dùng Hoàng thổ sao để hút bớt tinh dầu có trong một số vị thuốc như Bạch truật, làm cho thuốc bớt tính ráo, nóng.

Mầu vàng là mầu của Tỳ, vì vậy, sao với Hoàng thổ để dẫn thuốc vào Tỳ, tăng tác dụng kiện Tỳ cho vị thuốc.

+ Tẩm Sữa

Ngày xưa thường dùng sữa người (Nhân nhũ) và phải là loại sữa của người mới sinh làn đầu (gọi là sữa con so), hiện nay có thể dùng sữa bò (nguyên chất chứ không phải loại sữa đặc có đường đã pha chế), dùng một nửa sữa, nửa nước để tẩm vào dược liệu, để khoảng 1-2 giờ rồi sao vàng. Mục đích tẩm Sữa để làm bớt tính khô ráo của vị thuốc. Ngày xưa dùng sữa người theo ý sữa là tinh huyết, tẩm vào thuốc để tăng tác dụng bổ huyết



Dùng lượng nước ít phun hoặc rắc cho thấm đều dược liệu rồi dùng vải ướt hoặc bao tải đậy kín vài giờ hoặc vài ngày cho dược liệu mềm ra cho dễ thái và chế biến, hoặc giúp cho dược liệu lên men… Phương pháp này dùng cho các loại không thể ngâm lâu vì sợ mất hoạt chất như Ô dược, Tỳ giải, Thổ phục linh…

Có một số dược liệu trước khi phơi cần phải ủ cho dược liệu lên men, có mầu đẹp như Ngưu tất, Đương quy, Huyền sâm…

THỦY PHI

Là phương pháp tán, nghiền thuốc ở trong dạng nước với mục đích lọc lấy bột thật mịn, loại bỏ được một số tạp chất.

Cho bột thuốc vào vào cối lớn rồi cho nước vào ngập thuốc khoảng 3 – 5cm, khuấy đều, vớt bỏ những tạp chất nổi trên mặt nước đi, rồi vừa khuấy nhẹ vừa gạn thuốc sang bình đựng khác, còn cặn bỏ đi. Để cho nước lắng xuống, gạn bỏ nước, lấy chất lắng đem phơi hoặc sấy khô. Thường dùng để lọc các chất Long cốt, Ngũ linh chi, Chu sa, Thần sa…

THỦY BÀO

Nấu nước sôi kỹ, để cho thuốc hơi hạ nhiệt xuống, còn khoảng 60 – 700, cho thuốc vào quấy nhẹ liên tục cho đến khi nước nguội. Làm như vậy 2 – 3 lần.

Mục đích của thủy bào là làm giảm bớt tính mạnh của vị thuốc hoặc làm cho vị thuốc mềm, dễ cắt hoặc dễ bóc vỏ.

Thí dụ: Thủy bào Bán hạ cho bớt chất độc; Thủy bào Hạnh nhân, Đào nhân để dễ bóc vỏ…

CHÍCH

Dùng mật tẩm dược liệu xong đem nướng (chích) cho đến khi thấy khô, thơm là được. Mục đích lấy vị ngọt của mật làm tăng tác dụng kiện Tỳ của vị thuốc. Thí dụ: Chích Hoàng kỳ, Chích Cam thảo…

ĐỐT

Thường dùng cồn đốt rồi đem vị thuốc hơ lên lửa cho cháy lông, hơi rượu bốc lên thấm vào thuốc làm cho thuốc có mùi thơm hơn, bớt tanh và bảo quản được lâu. Nhung Hươu, Nai… thường dùng cách đốt này.

LÙI

Khi tro bếp đang nóng, đặt vị thuốc vào trong đó để láy sức nóng của tro làm cho thuốc chín. Khi áp dụng phương pháp này, thường dùng giấy bản ướt hoặc lấy Cám ướt bọc bên ngoài vị thuốc, đến khi giấy hoặc cám khô hẳn là được. Mục đích là tăng thêm tính ấm của vị thuốc đó. Thí dụ như Gừng, Cam thảo, Mộc hương…

NUNG

Dùng nhiệt độ cao để đốt trực tiếp vị thuốc đó cho chảy hoặc dễ tán thành bột. Thí dụ như Phèn chua (nung cho chảy ra, gọi là Phèn phi), Mẫu lệ, Thạch cao thường là nung cho đỏ để dễ tán thành bột.

SẮC

Cho thuốc vào nồi đất (siêu) hoặc dụng cụ để nấu… cho nước theo yêu cầu (thường là 4 chén nước), đun sôi nhẹ một thời gian cho thuốc thấm ra hết, chiết lấy nước để dùng như thang thuốc sắc vẫn thường dùng.

NGÂM

Dùng một chất khác (nước, nước muối, Đồng tiện, rượu…) ngâm với vị thuốc muốn dùng để làm cho thuốc mềm hơn, giảm trừ bớt độc tính của thuốc hoặc tăng tác dụng khác cho vị thuốc đó.

Thí dụ:

+ Bán hạ ngâm nước Gừng để giảm bớt độc tính của thuốc.

+ Đỗ trọng ngâm nước muối để tăng tác dụng bổ Thận.

+ Hậu phác ngâm nước Gừng để tăngtác dụng tiêu thực…

HÃM

Dùng nước đang sôi rót vào dược liệu rồi đậy kín lại cho thuốc thấm ra trong thời gian theo yêu cầu từng vị thuốc. Phương pháp này dùng cho các vị thuốc mềm như hoa, lá non, rễ nhỏ… Thường dùng dưới dạng chế biến thành chè để uống.

ĐỒ

Dùng hơi nóng của nước làm cho vị thuốc mềm ra, dễ thái. Thường dùng đối với các vị thuốc mà nếu ngâm sẽ làm mất hoạt chất của thuốc đi như Hoài sơn, Phục linh…

CHƯNG

Chế biến thuốc bằng cách nấu cách thủy, lấy hơi của dung dịch chế biến làm cho chất thuốc thay đổi. Thí dụ: Dùng rượu và Sa nhân chưng Sinh địa...

Cách thực hiện: Cho thuốc vào thùng, đặt vào một thùng khác to hơn (đã chứa ½ thùng nước), đậy nắp lại. Nấu sôi trong 24 giờ, khi nước cạn lại đổ thêm nước vào nấu. Ngày hôm sau, lấy vị thuốc ra, phơi hoặc sấy khô rồi lại tiếp tục chưng và phơi như trên đủ 9 lần, gọi là ‘Cửu chưng cửu sái’. Lúc đó, vị Sinh địa sẽ biến thành Thục địa.

XÔNG

Mục đích xông làm cho thuốc khô, chống mọt, để được lâu.

Có thể xông bằng Diêm sinh (Lưu huỳnh). Thí dụ: Bạch chỉ, Hoài sơn xông bằng Lưu huỳnh sẽ có mầu trắng tinh; Ngưu tất xông Lưu huỳnh và ủ kỹ sẽ có mầu hồng trong…

Những điểm cần lưu ý khi xông bằng Diêm sinh:

- Khi sấy bằng Diêm sinh cần tính toán lượng Diêm sinh cho phù hợp với lượng thuốc cần xông.

Có thể theo cách sau:

+ Những lần sấy đầu: cứ 100kg thuốc, dùng 0,800g – 1,2kg Diêm sinh, đốt làm hai lần.

+ Những lần xông định kỳ để Bảo quản: cứ 100kg thuốc dùng 0,100 – 0,150kg Diêm sinh.

- Khi sấy bằng Diêm sinh, nên xếp thuốc thành từng lớp ngang, dọc khác nhau để cho hơi của Diêm sinh tỏa thấm đều tất cả thuốc.

- Hơi Diêm sinh bốc lên có độc, vì vậy chỗ sấy phải làm nơi thoáng. Lò sấy phải kín.

- Sau khi xông xong, phải mở cửa buồng sấy cho tỏa bớt hơi Diêm sinh đi rồi mới lấy dược liệu ra để tránh bị ngộ độc, nghẹt thở do hơi độc của Diêm sinh.

- Vị Cam thảo bắc không bao giờ được sấy bằng Diêm sinh.

Một vài lưu ý khi chế biến thuốc:

+ Để ý phòng cháy nhất là những khâu sao thuốc. Nếu sơ ý sẽ dễ cháy thuốc lẫn vật dụng chung quanh.

+ Nếu xông thuốc, cần đeo khẩu trang tránh hơi độc của Diêm sinh hoặc Luu huỳnh bốc lên.

+ Một vài dược liệu có chất ăn da, khi rửa, nên để ở dưới vòi nước chảy. Thí dụ:

- Bạch chỉ nếu rửa vào chậu nước trong nhiều giờ chất Acid Angelic sẽ làm phồng và loét da tay.

- Bán hạ, Thiên niên kiện nếu rửa lâu sẽ gây dị ứng lở ngứa da.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.