Gai đôi cột sống là dị tật bẩm sinh từ lúc sinh do trong qua trình hình thành từ bào thai ống thần kinh (neural tube) không đóng hoàn toàn và phần xương sống nằm phía trên của phần dây sống cũng không đóng hoàn toàn. Do vậy không có biện pháp nào phòng tránh và
chữa bệnh gai cột sống mà bạn hãy nên tìm cách giảm đau nếu cái gai khiến bạn đau đớn.
Gai đôi cột sống
Gai đôi cột sống chia làm ba loại: gai đôi cột sống ẩn (spina bifida occulta) gai đôi có nang (spina bifida cystica) và thoát vị màng não. Vị trí hay gặp là ở vùng thắt lưng và vùng xương cùng. Dạng gai đôi có nang là có ý nghĩa nhất vì dẫn tới mất chức năng 1 phần cơ thể của người bị và cho dù có mổ để đóng lại thì cũng không cải thiện chức năng của dây sống.
Tỉ lệ bị gai đôi cột sống khá cao, khoảng 1-2 trẻ sơ sinh bị trên 1000 trẻ được sinh ra. Tỉ lệ này có khác nhau tuỳ theo dân tộc và vùng địa lý. Gai đôi thường gặp ở đoạn sống thắt lưng – cùng là nơi hai mẫu gai ghép lại chậm so với các đốt sống phía trên. Bình thường sự cốt hóa mẫu gai ở đoạn sống này cũng chỉ hoàn thiện khi cơ thể trên 10 tuổi.
Với trẻ nhỏ mà gai đôi có thể nguy hiểm, vì nơi hở thường lớn có thể gây ra thoát vị màng tủy, tủy màng tủy. Nhưng với người trưởng thành gai đôi cột sống lại thường lành tính, y học gọi là “gai đôi thể ẩn”. Hầu hết là gai đôi cột sống thắt lưng 5 (L5), hoặc đốt sống cùng 1 (S1), it1 khi ở cả hai đốt sống. Người bị gai đôi cột sống khá nhiều, có tài liệu nêu tới 10-25% dân số. Đại đa số những trường hợp này là dị dạng nhỏ, mẫu gai tuy không khép kín nhưng đường tách đôi rất hẹp, không gây thoát vị các thành phần của tủy sống nên không có biểu hiện bệnh rối loạn về thần kinh, vận động, chỉ do tình cờ chụp x-quang mà phát hiện được. Cũng có một số ít người thấy đau vùng cột sống (đau lưng) đi khám bệnh phát hiện ra.
Khi được chẩn đoán gai đôi cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt gai. Nhưng thực tế, việc điều trị bệnh gai cột sống là điều trị bảo tồn, chỉ phẫu thuật khi có biểu hiện chèn ép thần kinh, tổn thương khác trong ống tủy. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ, hoặc kết hợp dùng một số dụng cụ nâng đỡ như áo nẹp lưng… để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh. Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu. Người bệnh cần phải chú ý tập thể dục đều đặn nhưng cần tránh những môn tập nặng, bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như nhảy cao, nhảy dây… mà nên tập các môn thể thao nhẹ như bơi lội, aerobic, yoga… để giúp giảm sức nặng của cơ thể lên cột sống. Nếu bạn bị gai đôi xương cụt và thắt lưng thì khi tập aerobic không nên tập các động tác xoay, vặn, cúi vì sẽ làm đau nhiều hơn. Về chế độ ăn uống, cần hạn chế chất béo, nhất là mỡ động vật, tăng cường ăn rau quả, uống sữa, giữ cân nặng hợp lý. Một số nghiên cứu cho rằng, nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.
Việc chẩn đoán và điều trị cần có sự tư vấn của các bác sĩ để việc chữa bệnh được nhanh chóng và hiệu quả nhất giúp bạn giảm được cơn đau và trở lại với cuộc sống hàng ngày.