Nồi xông giải cảm - Chợ thông tin Đông y Việt Nam
Trở lại   Chợ thông tin Đông y Việt Nam > ĐÔNG Y VIỆT NAM > Bài Thuốc Cổ Truyền

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 21-08-2012, 09:46 AM
quan_huynh74 quan_huynh74 đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 4
Mặc định Nồi xông giải cảm

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Xông giải cảm là một phương pháp chữa bệnh cổ truyền, có tác dụng giải biểu, chữa các chứng ngoại cảm phong hàn hoặc phong nhiệt, khi bệnh mới nhiễm.



CÁC THẢO DƯỢC THƯỜNG DÙNG



Loại dùng chung cho cả cảm hàn, cảm nhiệt: Lá sả, lá bưởi hoặc vỏ ngoài quả bưởi chín (bỏ cùi trắng, thái mỏng), ngải cứu, bồ bồ hoặc nhân trần, lá khuynh diệp (hoặc lá chè đồng, cây chổi xuể), lá tre, cành lá thanh táo (lá tre và cành lá thanh táo vừa là thuốc vừa là độn cho chặt nồi, chiếm 40% khối lượng tổng số dược thảo).



Loại dùng riêng, tùy theo tính bệnh



- Cảm nhiệt: Bạc hà, cúc tần, lá dâu, hương nhu (tía và trắng).



- Cảm hàn: Cành lá kinh giới (có nụ là tốt), tía tô, lá gừng vàng, húng chanh.



Tổng lượng dược liệu: Sau khi chọn nhặt sạch sẽ khoảng 600-1.000g.



TRÌNH TỰ THỰC HIỆN



Chuẩn bị dược thảo: Ghi vào giấy những dược thảo cần có theo thực bệnh. Thu hái dược thảo trong thiên nhiên hoặc mua ở những tiệm thuốc Nam, chọn mua theo đơn ghi. Dược thảo phải chọn nhặt lá úa, rửa thật sạch, đặt vào nồi (xoong) đổ 5-6 lít nước sạch.



Nấu nước xông: Đun vừa sôi đều 5 phút thì hạ lửa, lấy lá chuối tươi hoặc màng mỏng PE bịt kín miệng nồi, đậy vung đun thêm cho sôi trở lại chừng 1 phút (để tích hơi nước).



Tiến hành xông: Đặt nồi nước xông trong phòng kín gió. Người bệnh cởi bỏ quần áo, ngồi trước nồi nước xông còn đậy kín. Chuẩn bị sẵn khăn khô sạch để bên cạnh trùm chăn đơn (vỏ bọc chăn bông, bằng vải) cho kín người và nồi nước xông. Ngẩng cao đầu, nghiêng sang một bên để tránh hơi nước nóng phả mạnh vào mặt, rồi từ từ hé vung nồi cho hơi nước thoát ra, sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được. Hít thở mạnh và sâu để hương tinh vào sâu trong phế nang. Thời gian xông hơi khoảng 15 phút là vừa. Lau sạch mồ hôi: Bằng khăn khô sạch. Uống một chén nước xông: Gạn lấy 1 chén nước trong của nồi nước xông (khoảng 50ml) cho người bệnh uống.



Sau khi xông khoảng 15-20 phút, bỏ hết dược liệu bã, gạn lấy nước trong của nồi xông, pha thêm nước ấm sao cho đạt 37-380C, rồi tắm trong phòng kín gió, lau khô cơ thể, mặc quần áo sạch.



Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định



Chỉ định: Người mới nhiễm cảm nóng hoặc cảm lạnh.



Chống chỉ định: Người ra nhiều mồ hôi (vã mồ hôi), mất nước, mất máu nhiều. Chóng mặt, già yếu lú lẫn, parkinson, người bệnh nặng. Phụ nữ có thai trên 3 tháng, trẻ em dưới 12 tuổi.



CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NỒI XÔNG GIẢI CẢM



Nồi xông giải cảm kết hợp tác dụng vật lý của hơi nước nóng và tác dụng dược lý của các chất bay hơi chứa trong dược thảo kéo theo hơi nước.



- Hơi nước nóng làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường. Kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài.



- Tinh dầu và các chất bay hơi chứa trong thảo dược được kéo theo hơi nước, tác động trực tiếp qua đường thở đến tận phế nang, nhờ quá trình trao đổi chất ở phế nang nó được ngấm vào máu có tác dụng toàn thân, đồng thời sát khuẩn toàn bộ đường hô hấp. Qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da… làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang, làm giảm stress, kích thích thần kinh… giảm mệt mỏi, ù tai, ngạt mũi, nhức đầu rất hiệu quả.



Tác giả : DS. TRẦN XUÂN THUYẾT
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.