Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát. Những năm gần đây do tiến bộ trong y khoa bệnh đã được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn cũng quyết định kết quả điều trị và giúp bệnh không bị tái phát. Nếu không chữa trị kịp thời dứt điểm, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương nặng nề dẫn đến hệ quả tất yếu là bệnh nhân bị viêm loét mạn tính. Người bệnh phải chung sống với cảm giác đau khi công việc căng thẳng, lo lắng buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi, nhất là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa hoặc không được nghỉ ngơi. Hơn nữa, thói quen của người bệnh là uống kháng sinh, khi thấy đỡ lại dừng, nhưng triệu chứng giảm không có nghĩa là dạ dày hoàn toàn bình phục.
Trong khi đó ngày nào cũng phải tiếp xúc với từng ấy thức ăn, chất kích thích, thậm chí đồ nhiễm khuẩn, niêm mạc dạ dày có thể lại kích ứng tái phát viêm bất cứ lúc nào. Điều đó giải thích tại sao bệnh hay tái phát. Bệnh đau dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng quan trọng như việc chữa trị bệnh của các bác sĩ. Vậy rốt cuộc nên ăn gì và nên kiêng ăn gì? Ăn uống điều độ: Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa. Đúng giờ, đủ lượng: Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói.
>>
Dịch mật trào ngược dạ dày có nguy hiểm không ?
- Cắt polype để phòng biến chứng ung thư và chảy máu
- Hồi sức tim mạch, hô hấp
- Có hút thuốc lá, uống rượu, cà phê, thức ăn nhiều gia vị không
- Trào ngược dạ dày, thực quản
- Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazol ( Lomac, Losec, Lanzor . . . )
- Bài thuốc đông y chữa viêm xoang
- Diễn biến bệnh phòng
Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa. Ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày: Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ăn ít thực phẩm chiên rán: Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư (chẳng hạn dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư) nên bạn càng không nên ăn. Uống nước đúng cách: Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn. Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.
Đau vùng trên rốn tái đi lại nhiều lần. Người trên 40 tuổi ăn không ngon miệng, không hào hứng khi ăn. Trên 40 tuổi trong gia đình có người mắc bệnh ung thư. Bệnh viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Chữa bệnh ung thư dạ dày như thế nào? Khi xác định được người bệnh mắc bệnh ung thư dạ dày, người bệnh cần được nằm viện để nâng đỡ thể trạng và chuẩn bị cho một cuộc mổ lớn. Nâng đỡ thể trạng là truyền dinh dưỡng, máu và các chất điện giải giúp người bệnh có được cơ sở sức khỏe tốt khi mổ. Phương pháp mổ là cắt bỏ đi khối ung thư và phần mềm xung quanh bao gồm hạch và một số phần khác đảm bảo cắt sạch khối ung thư. Sau mổ người bệnh sẽ cần thêm điều trị hóa chất và phòng xạ bổ sung. Đối với những trường hợp khối u đã phát triển quá nhiều không thể cắt bỏ được thì chỉ còn cách dùng hóa chất và phóng xạ với hy vọng giảm bớt được phần nào căn bệnh. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh? Chế độ ăn uống nhiều chất xơ, tránh các chất bảo quản. Không hút thuốc lá. Chữa bệnh viêm dạ dày tích cực. Soi dạ dày định kỳ đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Nên tư vấn ở bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khi bênh mới chớm xuất hiện.