Chế độ
dinh dưỡng cho bà bầu trong 2 tháng cuối dành cho bà bầu cực kỳ quan trọng, bởi đây là thời điểm “nước rút” cho sự phát triển của thai nhi cũng như tạo cho mẹ một nguồn năng lượng dự trữ chuẩn bị cho quá trình vượt cạn.
Bà bầu nên ăn gì 2 tháng cuối để tốt cho cả mẹ và bé?
Sắt
Sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên máu. Do đó, nếu cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết, lượng máu cung cấp cũng sẽ giảm. Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà sức khỏe của mẹ cũng bị giảm sút. Mẹ bầu có thể bị mất nhiều máu khi sinh, cơ thể lâu phục hồi do mất sức…Vì vậy, mẹ cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt, các loại đậu, trái cây, rau xanh, ngũ cốc và trứng.
Canxi
Bắt đầu từ tháng thứ 8 và 9, hệ xương, răng của bé vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển mạnh. Cung cấp canxi lúc này không chỉ cần cho sự phát triển của bé mà còn giúp mẹ tránh được tình trạng bị loãng xương do thiếu hụt canxi. Thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, bông cải xanh, cam, trứng, đậu nành, hạnh nhân là lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu trong 2 tháng cuối.
Chất xơ
Tuy đã gần cán đích nhưng bà bầu vẫn có thể phải đối mặt với tình trạng táo bón hay những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Chính vì thế, bà bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả, bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt…
Vitamin C
Không chỉ giúp sản xuất collagen, xây dựng cấu trúc xương, sụn, cơ, mạch máu của bé, vitamin C còn là chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh tật, giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm. Vì vậy, thực đơn dinh dưỡng khi mang thai 2 tháng cuối không thể bỏ qua trái cây họ cam quýt, cà chua, dâu tây, bông cải xanh và súp lơ…
Protein
Protein giúp não bộ và các bộ phận khác của cơ thể bé hoạt động và phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ thiếu cân ở trẻ. Nguồn protein dồi dào có trong thịt, gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, lúa mì, bắp.
Những lưu ý về vấn đề ăn uống trong 2 tháng cuối thai kỳ
+ Bắt đầu từ tháng thứ 8, bà bầu không nên ăn quá mặn hay quá ngọt để tránh khỏi các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, hiện tượng phù thủng;
+ Ăn nhiều thức ăn thanh đạm, dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, hạn chế ăn nhiều dầu mỡ;
+ Mẹ bầu nên ăn ít các món chính, thay vào đó ăn nhiều món phụ như rau, hoa quả;
+ Ăn đa dạng, cân đối giữa các nhóm thực phẩm khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe mẹ và bé;
+ Hai tháng cuối mẹ nên uống thật nhiều nước để có đầy đủ lượng nước ối cần thiết. Uống nhiều nước làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón cũng như hạn chế nguy cơ mất nước.